Tổng đài hỗ trợ: (028) 7309. 7379 • Hotline: 0919.768.789
phoneLiên hệ kinh doanh • Liên hệ kỹ thuật
  • CLOUD Computing
    • Cloud VPS
    • Cloud SERVER
    • PRIVATE Cloud
    • HYBRID Cloud
    • CLOUD SERVER GPU
  • DÙNG THỬ MIỄN PHÍ
  • CDN
    • CDN Content Delivery Network
    • CDN Cache
    • CDN Web Acceleration
    • CDN Video Live Streaming
    • CDN Video On Demand
    • CDN File Download Optimization
  • Cloud BACKUP
  • Tin tức
  • Liên hệ

Microsoft dùng AI để bảo vệ Cloud

31/08/2017Tin tứcbigcloud

MS PowerUser cho biết, năm ngoái, Microsoft đã từng tiết lộ một dự án có tên Springfield- phát triển một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI), với mục đích bảo vệ nền tảng đám mây (Cloud) của hãng bằng cách tự động theo dõi các lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng liên tục 24/24. Dự án này hứa hẹn sẽ giúp nền tảng đám mây (Cloud) và các phần mềm của Microsoft trở nên an toàn hơn, mà không cần tới các kỹ sư phần mềm.

Microsoft mới chỉ sử dụng Springfield trong phạm vi nội bộ, nhằm phát hiện các lỗ hổng bảo mật có trong Windows, Office và nhiều phần mềm khác. Tuy nhiên, giờ đây, Microsoft đã chính thức cho ra mắt công cụ này tới tất cả người dùng khác với tên gọi mới là Security Detection Risk.

                                                                                  Biểu tượng Security Detection Risk

Các khách hàng sử dụng dịch vụ điện toán đám mây Cloud của Microsoft đều có thể đăng ký sử dụng Security Detection Risk. Công cụ này sẽ cung cấp một máy ảo cho khách hàng để cài đặt các phần mềm thử nghiệm, cùng với một chương trình test driver (kiểm tra phần mềm) và các tập tin đầu vào.

Với các công cụ này, trí tuệ nhân tạo sẽ chạy thử nghiệm tất cả trường hợp có thể xảy ra. Từ đó, AI sẽ phát hiện các lỗ hổng bảo mật mà hacker có thể tận dụng để tấn công vào phần mềm của khách hàng.

                                                             
Security Detection Risk chạy trên bản Build 2017 của Microsoft.

Security Detection Risk sử dụng công nghệ Whitebox Fuzzing của Microsoft, đã từng phát hiện ra ⅓ số lỗi bảo mật “triệu USD” trong quá trình phát triển Windows 7. Công cụ này cũng từng được sử dụng trong quá trình phát triển các phiên bản Windows và Office của Microsoft.

Với vũ khí mới này, Microsoft Cloud Azure hứa hẹn sẽ trở thành mối đe dọa đáng gờm của gã khổng lồ Cloud Amazon. Trong quý vừa qua, mảng kinh doanh đám mây Cloud Azure của Microsoft tiếp tục tăng trưởng hơn 90%.

Tại Việt Nam, từ tháng 1, FPT và Microsoft đã ký thỏa thuận hợp tác trong việc chuyển đổi công nghệ số, vụ thể là triển khai công nghệ điện toán đám mây Cloud Computing. FPT sẽ là doanh nghiệp đầu tiên và lớn nhất Việt Nam triển khai công nghệ điện toán đám mây Cloud Computing của Microsoft cho toàn bộ hoạt động của tập đoàn để tối ưu hóa hiệu quả vận hành, nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, FPT cũng sẽ thúc đẩy việc cung cấp và triển khai các dịch vụ đám mây Cloud Computing tiên tiến nhất của Microsoft cho các khách hàng của mình.

Trong giai đoạn đầu, FPT sẽ ứng dụng công nghệ điện toán đám mây Cloud Computing của Microsoft Office 365 để dịch chuyển toàn bộ hệ thống và dữ liệu của tập đoàn lên đám mây Cloud Computing, đồng thời triển khai One Drive for Business và Skype for Business để tối ưu hóa hiệu suất vận hành. Giai đoạn tiếp theo, FPT sẽ cùng Microsoft đẩy mạnh phát triển thị phần mảng Cloud (bao gồm Office 365 và Microsoft Azure) để chuyển đổi số cho khách hàng tại Việt Nam và các nước khác. Trước đó, FPT đã triển khai thành công việc chuyển đổi lên Cloud cho nhiều khách hàng lớn. Trong đó dự án FPT Nhật Bản chuyển đổi Notes lên Office 365 cho Calsonic Kansei (hãng sản xuất phụ tùng ô tô hàng đầu thế giới) được Microsoft Nhật Bản lựa chọn làm dự án điển hình (case study) trong mảng công nghệ cloud của hãng.

Theo FPT

” Thế Giới Cloud – Nhà cung cấp dịch vụ CLOUD chuyên nghiệp tại Việt Nam “

(3 lượt • 5/5)
Tags: AI, Cloud Azure, Cloud Computing, Cloud Microsoft, Microsoft, Microsoft Azure, Security Detection Risk
Bài viết trước Cận cảnh cái nhìn về OpenSource Cloud (Cloud mã nguồn mở) Bài viết tiếp theo [Infographic] Lựa chọn IoT platform: Azure vs AWS vs Google Cloud Platform

Bài viết khác

Amazon Web Services lập công ty tại Việt Nam, tung nhiều dịch vụ nền đám mây

11/09/2017bigcloud

Cơ chế hoạt động của hệ thống Cloud Computing và sự khác nhau giữa Public Cloud – Private Cloud – Hybrid Cloud.

30/08/2017bigcloud

[Infographic] Lựa chọn IoT platform: Azure vs AWS vs Google Cloud Platform

31/08/2017bigcloud

Bài viết mới

  • THUÊ CLOUD SERVER – NHẬN NGAY APPLE KHỦNG
  • CLOUD VPS – CLOUD SERVER giá rẻ, CLOUD full SSD, cam kết IOPS tại Thế Giới Số
  • Mừng năm mới – Khuyến mãi thuê server riêng giá rẻ | Thế Giới Số
  • Miễn phí dùng thử dịch vụ CLOUD VPS SERVER cam kết IOPS tại THẾ GIỚI SỐ
  • THUÊ MÁY CHỦ NHẬN NGAY QUÀ KHỦNG
  • Chào mừng Sinh nhật lần thứ 9 Thế Giới Số giảm đến 70% các dịch vụ Hosting, thuê VPS, Cloud VPS, Cloud Server và nhiều chương trình hấp dẫn khác
  • Những gì bạn cần biết về Azure Stack
  • Microsoft tung Azure Stack, thách đấu Amazon và Google
  • Internet đã vào Việt Nam như thế nào?

Xem nhiều

  • TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY RIÊNG – PRIVATE CLOUD (6,333)
  • Latency là gì – Thông số quan trọng nhất trong hệ thống lưu trữ (5,723)
  • Hướng dẫn tạo máy ảo Windows trên Cloud Microsoft Azure (5,274)
  • Cài đặt OpenVPN trên máy ảo Cloud Azure (4,902)
  • Doanh nghiệp Việt chú trọng điện toán đám mây lai – Hybrid Cloud (4,759)
  • Cách phòng chống tấn công DDoS hiệu quả (4,606)
  • Tổng quan về IoT và Ứng dụng trong xây dựng Giao thông thông minh ở Việt Nam (4,553)
  • Thị trường Cloud tại Việt Nam (4,426)
  • Internet đã vào Việt Nam như thế nào? (4,410)
  • IOPS là gì và hiệu năng như thế nào đối với thống Cloud Storage: IOPS, latency và throughput (4,358)

CLOUD Computing

>  Cloud VPS

>  Cloud SERVER

>  PRIVITE Cloud

>  HYBRID Cloud

>  Cloud SERVER GPU

CDN

>  CDN Content Delivery Network

>  CDN Cache

>  CDN Web Acceleration

>  CDN Video Live Streaming

>  CDN Video On Demand

>  CDN File Download Optimization

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ THẾ GIỚI SỐ
Địa chỉ: Số 128/38 Đường Tân Hương, Phường Tân Quý, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
MST: 0318443116 – Email: Info@tgs.com.vn
Tel: (028) 7309. 7379
Tổng đài: 1900. 6119 (Support 24/7)
Hotline: 0919. 768. 789

Facebook
Twitter
LinkedIn
YouTube
khuyen mai
Đăng ký dùng thử CLOUD SERVER miễn phí
Chat Zalo Chat Messenger Phone Number Đăng nhập
Test
[contact-form-7 404 "Not Found"]